Hạ gục đối thủ bằng môn võ Taekwondo: Linh hoạt và dứt khoát

Quyền pháp (đòn tay) trong thi đấu Taekwondo
Môn võ thuật Taekwondo có lịch sử hơn 2000 năm, bắt đầu từ thời cổ đại của lịch sử Hàn Quốc (lịch sử Hàn Quốc ghi chép, có thể bắt đầu có từ thời kỳ Cao Câu Ly năm 37 trước Công nguyên). Sự phát triển và tiến bộ của Taekwondo gắn liền với sự phát triển của đất nước Hàn Quốc. Môn võ thuật Taekwondo đã chứng kiến và trải qua bao nhiêu thăng trầm cùng lịch sử Hàn Quốc. Theo thời gian, Taekwondo cũng giống như các môn võ thuật của các nước phương Đông khác, đều tiếp thu và chịu sự ảnh hưởng của các nền võ thuật từ các quốc gia lân cận như Nhật Bản, Trung Quốc.

Trong thi đấu Taekwondo, các bộ phận của chân tay thường xuyên được vận dụng vào các đòn thế  để tạo ra những đòn tấn công đánh bại đối thủ trong phút chốc. Chỉ cần hai bộ phận chính là tay và chân  phối hợp nhuần nhuyễn và ra đòn dứt khoát thì hoàn toàn có thể thay đổi tình thế trong phút chốc. Cùng xem qua những bộ phận của cơ thể sẽ đóng vai trò gì khi thi đấu nhé.

Giới thiệu sơ lược về Taekwwondo

Võ thuật Taekwondo hiện đại phát triển mạnh mẽ được như ngày nay; là nhờ công lớn của người được thừa nhận là cha đẻ của Taekwondo hiện đại; người sáng lập kiêm Chủ tịch của Liên đoàn Taekwondo quốc tế (ITF) – Thiếu tướng Choi Hong Hi. Nhờ sự nỗ lực và cống hiến hết mình của Ngài mà Taekwondo đã thành công; phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay. Hiện nay, Liên đoàn Taekwondo quốc tế đã có 193 quốc gia thành viên thế giới; với khoảng 50.000.000 người tập luyện. Và IOC đã công nhận Taekwondo là môn thể thao quốc tế tại đại hội lần thứ 83; năm 1980 và công nhận Taekwondo là môn thi đấu tại Thế vận hội 2000, 2004, 2008, 2012, 2016.

Quyền pháp (đòn tay) trong thi đấu Taekwondo

Quyền pháp (đòn tay) trong thi đấu Taekwondo

Quyền pháp trong thi đấu Taekwondo thường là chính quyền (còn gọi là bình xung quyền hay cực quyền; tức là đấm thảng về phía trước), quyền pháp gồm có chính quyền (đấm thẳng); câu quyền (đấm móc), trùy quyền (đấm tạt).

  • Chính quyền: 4 ngón của bàn tay nắm chặt lại, mặt quyền bằng phẳng; ngón cái đè lên đốt thứ 2 của ngón giữa. Khi sử dụng chính quyền bộ phận tấn công là mặt quyền.
  • Câu quyền: cách nắm cũng như chính quyền. Khi sử dụng, phần thịt của ngón út và gốc ngón giữa là bộ phận tấn công.
  • Trùy quyền: cách nắm cũng giống như chính quyền. Khi sử dụng phần thịt của ngón út giữa cổ tay là bộ phận tấn công.
  • Bình quyền: đấm thẳng về phía trước, sau đó khớp thứ 2 của ngón tay co lại; đầu ngón tay ép vào lòng bàn tay, ngón cái co lại ép vào đầu ngón trỏ. Bộ phận tấn công là đốt thứ 2 của ngón tay.
  • Trung đột quyền: bàn tay cũng nắm lại như chính quyền, nhưng ngón trỏ và ngón giữa nhô ra. Chủ yếu dùng để đánh vào huyệt thái dương và hai bên be sườn.

Chưởng pháp (đòn tay) trong thi đấu Taekwondo

Quyền pháp (đòn tay) trong thi đấu Taekwondo

  • Thủ đao: 4 ngón vươn thẳng ra, ngón cái co lại ép sát vào gốc của ngón trỏ; dùng cạnh bàn tay ở mặt ngón út tấn công đối phương. Thủ đao chỉ được sử dụng trong một số đòn thế.
  • Bối đao: Do với thủ đao, loại chưởng pháp này chỉ khác ở chỗ ngón tay cái và 4 ngón còn lại hơi co lại. Dùng cạnh ngón giữa để tấn công đối phương. Bối đao chỉ sử dụng trong một số đòn thế.
  • Quán thủ: loại chưởng pháp này về mặt  cơ bản giống với thủ đao, yêu cầu là hơi co ngón giữa; giữ cho 4 ngón ngón bằng nhau, ngón cái ép chặt vào trong lòng bàn tay; chủ yếu dùng 4 ngón tay còn lại để đâm xỉa vào các bộ phận quan trong của đối phương; chẳng hạn đâm vào mắt, cổ họng. Quán thủ chỉ sử dụng trong một số đòn thế nhất định.

Cánh tay

  • Cổ tay: người ta sử dụng các bộ phận xung quanh khớp cổ tay, chủ yếu để phòng thủ và chẹt đỡ
  • Cùi chỏ: dùng cùi chỏ để tấn công. Chỉ sử dụng trong một số đòn thế
  • Cánh tay và cẳng tay: chủ yếu để gạt đỡ ra ngoài, trong đó cẳng tay; thường được dùng nhiều nhất trong thi đấu Taekwondo.

Quyền pháp (đòn tay) trong thi đấu

Bàn chân và gối trong thi đấu Taekwondo

Trong thi đấu Taekwondo, vận động viên chủ yếu dùng đòn chân để tấn công; bộ phận trên bàn chân được sử dụng là mặt bàn chân, cạnh bàn chân và gót chân.

Quyền pháp (đòn tay) trong thi đấu

  • Mặt bàn chân: dùng mặt bàn chân để tấn công đối phương; chủ yếu dùng đá vào bộ phận được mang dụng cụ bảo vệ từ khớp hông trở lên; từ xương phả trở xuống và mặt trước của đầu.
  • Cạnh bàn chân: dùng rìa ngoài của bàn chân để đạp vào đối phương, đa số dùng các đòn đá cạnh bên
  • Mũi chân: chủ yếu dùng mũi chân để đá đối phương.
  • Gót chân: chủ yếu dùng gót chân để đạp vào đối phương ở phía sau
  • Ức bàn chân: chủ yếu dùng ức bàn chân để tấn công đối phương. Dùng ở các đòn đá chẻ.
  • Gối: dùng mặt gối để thúc vào bụng đối phương. Chỉ sử dụng ở một số đòn thế nhất định.

Nhiều người mặc định cho Taekwondo là môn võ của những đòn chân. Tuy nhiên, như vừa trình bày ở trên thì đòn tay trong thi đấu Taekwondo nhiều gấp 3 lần đòn chân nếu biết sử dụng đúng cách.

Nguồn: Thegioivothuat.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thể thao điện tử Esport

game-kinh-di

10 game kinh dị hay nhất mọi thời đại cảnh báo yếu tim không nên chơi

Bạn có biết đâu là tựa game kinh dị hay nhất dành cho PC không? Không giống với phim ảnh, …

game-3d-co-vua

Tiết lộ top 8 game offline hay cho PC cấu hình thấp được yêu thích

Đối với những game thủ không có điều kiện, việc sở hữu dàn PC cấu hình khủng là điều vô …

Danh sách game bắn súng offline cực hay cho PC không nên bỏ lỡ

Game bắn súng (hay còn gọi là game FPS) có thể nói là thể loại game có số lượng người …

Top Game PC online cực đáng để trải nghiệm hiện nay

Sau những giờ làm việc căng thẳng ngoài giải trí bằng phim ảnh, hay nghe những bài nhạc thì chơi …