Lí do cầu lông Châu Á phát triển hơn cầu lông Châu Âu

Cau-long-chau-a

Khi nhắc đến bộ môn thể thao đỉnh cao của Châu Á, không thể không nói đến cầu lông. Đấy là niềm tự hào của người dân Châu Á. Trong các cuộc thi ở đấu trường quốc tế. Các tay vợt Châu Á hầu như đều chiếm ưu thế và lấn lướt hết các đối thủ ở những châu lục khác. Riêng ở Châu Âu bộ môn này chỉ phát triển ở một đất nước duy nhất. Đất nước ấy là Đan Mạch, bởi số lượng câu lạc bộ cũng như vận động viên nước này rất đông. Hầu hết ở các giải đấu thể thao lớn về bộ môn này.

Cả thế giới phải chứng kiến sự thống trị của những con người Châu Á. Tại các sàn đấu, những vận động viên Châu Á luôn cho thấy sự tự tin và tinh thần thi đấu vô cùng tốt. Bởi đấy cũng chính là một phần chiến lược nhằm áp đảo tinh thần đối thủ đem lại cảm thứng trong thi đấu của họ. Họ xem thi đấu như một sân chơi để bồi dưỡng kĩ năng để ngày một hoàn thiện hơn. Đồng thời muốn có được những lợi thế ấy chắc chắn những đội ngũ phía sau của họ cũng vô cùng vững vàng.

cau-long-anh-1

Những người châu Á nhỏ bé lại là gã khổng lồ cầm vợt cầu lông. Trên BXH hiện tại của Liên đoàn cầu lông thế giới (BWF), tay vợt nam số một thế giới là Kento Momota (Nhật Bản). Số hai là Chou Tien-chen (Đài Loan) và một người châu Âu đứng thứ ba là Anders Antonsen (Đan Mạch). Ở nội dung đơn nữ, Top 5 tay vợt của BWF đều là người châu Á.

Các giải đấu lớn chứng kiến sự thống trị của người châu Á. Trong lịch sử 43 năm của giải đấu vô địch thế giới. Trung Quốc với tổng số 187 huy chương là quốc gia thành công nhất. Indonesia (77) đứng thứ hai và Đan Mạch (62) xếp thứ ba. Trong Top 5 quốc gia giàu thành tích nhất tại BWF World Championships chỉ có duy nhất một nước châu Âu là Đan Mạch. Còn tại giải đồng đội Thomas Cup có lịch sử 71 năm. Indonesia giữ kỷ lục 13 lần vô địch tiếp theo là Trung Quốc (10) và Malaysia (5). Đan Mạch là nước châu Âu duy nhất từng một lần đăng quang vào năm 2016.

Cầu lông châu Âu chỉ có một vệt sáng không đáng kể trong bức tranh tổng thể. Trong giới, các chuyên gia đóng khung quan điểm “các tay vợt châu Âu có kỹ năng thua kém so với tay vợt châu Á”. Để giải thích điều này cần một cái nhìn tổng thể từ cả góc độ thể thao lẫn văn hóa đại chúng. Nhìn từ thể thao chuyên nghiệp, cầu lông là bộ môn tốn kém cho các VĐV châu Âu (và cả châu Mỹ) tốn chi phí không nhỏ. Với giày, vợt, cầu, lưới, sân thi đấu. Càng thi đấu ở cấp độ cao, chi phí càng tăng.

Nặng nhất là tiền thuê sân tập, đơn cử như tại Canada phải mất 600 USD cho 8 buổi tập (2-3 giờ mỗi buổi). Vì thế, các tay vợt chuyên nghiệp chỉ có thể tập một tuần trong hai tháng. Ngược lại ở châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng, chi phí tập rất rẻ. Mọi VĐV đều có thể tập ít nhất 2 buổi một tuần.

cau-long-anh-2

Sự khác biệt đó trước hết đến từ mô hình tập luyện. Ở châu Âu chỉ có các nhà thi đấu mà thiếu hẳn khu tổ hợp thể thao vốn rất thịnh hành ở châu Á. Do đó việc thuê sân tập với VĐV châu Âu là không dễ dàng và tốn kém. Trong khi ở các quốc gia châu Á, sân cầu lông có trong hầu hết nhà thi đấu cấp phường, quận.

Sự phổ biến của môn thể thao này tại châu Á là khác biệt lớn nhất so với châu Âu. Ở Trung Quốc, Indonesia thậm chí coi cầu lông là môn “thể thao quốc dân”. Còn tại Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia hay Việt Nam việc tập luyện cầu lông trở thành thói quen của đại đa số người dân. Việc tập luyện từ phong trào lên chuyên nghiệp của một VĐV được hỗ trợ tối đa bởi mạng lưới đào tạo rộng khắp. Sự quan tâm tài trợ từ chính phủ.

Ngược lại, ở châu Âu không phải môn thể thao phổ biến. Nếu chọn chơi một môn cầm vợt, đa số người châu Âu sẽ tìm đến tennis. Do cầu lông phong trào kém phát triển nên việc sàng lọc các VĐV đỉnh cao ngày càng gặp khó khăn. Thu nhập từ thi đấu cầu lông chuyên nghiệp không cao. Do nguồn tài trợ thấp khiến các tay vợt châu Âu đều phải có một nghề kiếm sống.

Đó là thách thức lớn ngăn cản họ theo đuổi cầu lông. Trong khi ở châu Á, các tay vợt đỉnh cao sống rất tốt với thu nhập đánh cầu lông bởi nguồn tài trợ dồi dào. Thậm chí là các hợp đồng quảng cáo không thua kém các ngôi sao bóng đá. Đơn giản bởi cầu lông là một môn thể thao đại chúng được đông đảo người châu Á quan tâm.

cau-long-anh3

Rexy Mainaky, huyền thoại cầu lông người Indonesia từng có 5 năm làm HLV ĐT Vương quốc Anh. Mainaky khẳng định: “Văn hóa tự do của người châu Âu khiến họ không thể tập trung tối đa và có kỷ luật thép trong một môn thể thao khắc nghiệt đòi hỏi sự tỉ mỉ như cầu lông”. Mainaky cũng cho rằng nguồn cung VĐV đỉnh cao ngày càng bị thu hẹp. Khiến cầu lông châu Âu khó cạnh tranh với người châu Á.

Cầu lông đi xuống tại Anh

Chính tại quê hương của môn cầu lông, người dân ngày càng thờ ơ với môn thể thao này. Thống kê cho thấy trong năm 2019, chỉ có 431.600 người Anh từ 16 tuổi trở lên chơi cầu lông hàng tuần. Chính phủ Anh cũng cắt giảm tài trợ cho các VĐV đỉnh cao. Từ 7,4 triệu bảng năm 2013 xuống còn 5,9 triệu bảng tại năm 2017.

Châu Âu lép vế tại Olympic

Trong lịch sử môn cầu lông tại Thế vận hội, châu Âu mới giành được 14 huy chương trong tổng số 106 huy chương các loại. Tính ra, người châu Âu chỉ chiếm 13% số huy chương môn cầu lông tại các kỳ Olympic. Các VĐV châu Á chiếm tới 87% lượng huy chương (92/106 huy chương). Quốc gia châu Âu có thành tích cao nhất là Đan Mạch. Với 8 huy chương nhưng vẫn đứng sau Trung Quốc (41), Indonesia (19), Hàn Quốc (19) và Malaysia (8).

Nguồn: Bongdaplus.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thể thao điện tử Esport

game-giai-do-hay

Điểm mặt top 8 game giải đố cực hấp dẫn trên PC bạn nên chơi

Đa số những người chơi yêu thích thể loại game giải đố là bởi cảm giác phấn khích mang lại …
Xem Chi Tiết
tro-choi-giai-do-tri-tue

Top game trí tuệ giải trí PC hay nhất không nên bỏ qua

Chơi game không đơn thuần chỉ là thú vui tiêu khiển, giải trí xả stress mà nó còn là cách …
Xem Chi Tiết

Đã mắt với top game khủng long có đồ họa đẹp nhất hệ mặt trời

Nói về khủng long thì chắc là ai cũng biết về nhân vật này rồi. Chúng là sinh vật to …
Xem Chi Tiết

Top 9 game bóng đá cho PC cấu hình thấp đang thịnh hành

Bóng đá là bộ môn thể thao khá phổ biến được nhiều người yêu thích trên thế giới. Chính vì …
Xem Chi Tiết

Thể thao khác

võ thuật

Khám phá những thú vị và nét đẹp của môn võ thuật Vịnh Xuân Quyền

Vịnh Xuân có nghĩa là “bài thơ ca ngợi mùa xuân”. Tuy nhiên, mặc dù có cái tên nên thơ …
Xem Chi Tiết
CÚ ĐÁ BAY (FLYING KICK)

Huyền thoại Lý Tiểu Long và những đòn đánh nổi tiếng thế giới

Huyền thoại Lý Tiểu Long cho rằng người luyện Triệt Quyền đạo cần liên tục điều chỉnh kỹ thuật chiến …
Xem Chi Tiết
mma

Chiêm ngưỡng nhan sắc các nữ thần MMA tại ONE Championship

Võ thuật tổng hợp, hay còn gọi là võ tự do (Mixed Martial Arts – MMA) đã đang phát triển …
Xem Chi Tiết
putin

Tổng thống Nga Putin nhận định tầm quan trọng của võ Judo

Judo là một môn thể thao chiến đấu, đòi hỏi cả sức mạnh thể chất và kỷ luật tinh thần …
Xem Chi Tiết
Giải đua xe địa hình PVOIL CUP 2020

Giải đua xe ô tô địa hình lớn nhất được tổ chức tại Hà Nội

Đua xe địa hình luôn được đánh gia cao tại Việt Nam. Giải đua xe địa hình gần như phổ …
Xem Chi Tiết
Giải đua xe tốc độ

Giải đua xe Go Kart trở lại trong năm 2020 sau dịch Covid 19 tạm lắng

Dịch bệnh Covid 19 trong năm 2020 đã gây ra nhiều xáo trộn cho thể thao. Cộng đồng đam mê …
Xem Chi Tiết

Hậu trường thể thao

Nguyễn Công Phượng hóa thân thành người mẫu ảnh

Ngôi sao hàng đầu Nguyễn Công Phượng hóa thân thành người mẫu ảnh

Công Phượng không còn gì xa lạ với người hâm mộ trên cả nước. Anh được yêu mến như một …
Xem Chi Tiết
Neymar

Tiền đạo của PSG – Neymar đã tán tỉnh người mẫu 23 tuổi Chiara Nasti

Neymar gần đây làm cộng đồng mạng xôn xao; với tin anh đang hẹn hò với Emilia Mernes sau một cuộc …
Xem Chi Tiết
3 lần từ chối bàn thắng của Lionel Messi tại mùa giải La Liga

3 lần từ chối bàn thắng của Lionel Messi tại mùa giải La Liga

“Lionel Messi ghi bàn rõ ràng và sau đó chúng tôi đi phía sau. Điều quan trọng là chúng tôi …
Xem Chi Tiết