Tìm hiểu về binh khí được sử dụng trong môn võ thuật Karatedo

Hệ thống kỹ thuật binh khí cổ điển

Trong lịch sử võ thuật Okinawa, Kobudo là tên gọi của hệ thống kỹ thuật binh khí cổ điển; hoặc là “Phương pháp võ thuật cổ điển” của quần đảo này. Do đó, nó có những quan hệ tác động qua lại rất gắn kết với Karate. Hệ thống kỹ thuật binh khí cổ này được các võ sư Karate ở Okinawa bổ sung và cùng phát triển. Trước đây các trường phái Karate cổ truyền như Kojou Ryu (Kogusuku Ryu), Take No Uchi Ryu; Take No Soto Ryu, Honbu Ryu, Shinto Ryu, v.v… đã mang các kỹ thuật của Karate vào Kobudo. Điều này, chúng ta thấy được trong nhiều bài quyền của Kobudo. Kobudo còn được gọi là Okinawa Kobudo hay Ryukyu Kobujutsu.

binh khí

Hệ thống kỹ thuật binh khí này được cho rằng thành hình và phát triển; từ việc cấm tầng lớp nông dân mang vũ khí từ đầu thế kỷ XVII. Do lệnh cấm và sự hà khắc của Hoàng đế Sho Hashi, người dân Okinawa; đã bắt đầu sử dụng những nông cụ hằng ngày để làm vũ khí tự vệ. Các binh khí thông dụng của Okinawa Kobudo có thể liệt kê như: Bo, Sai, Kama, Nunchaku; Tonfa, Manriki Gusari, Tambo, Tekko, Tinbe Rochin, Shuriken. Binh khí ít thông dụng hơn là Sansetsukon, Kusari Gama, Eku, Kuwa, Nunti Bo, v.v…

Sự giao thoa văn hóa

Việc sáng tạo ra phương thức chiến đấu mới được mô phỏng từ những công cụ thô sơ; của các gia đình làm nghề nông, gọi là Kobudo. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là Okinawa Kobudo có sự liên hệ; và ảnh hưởng rất lớn từ các binh khí gốc gác từ các nước Đông Nam Á; có quan hệ thương mại buôn bán với Ryukyu lúc bấy giờ. Phần lớn kỹ thuật Kobudo truyền thống được gìn giữ và phát huy; qua giai đoạn khó khăn của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là nhờ; sự đóng góp của võ sư Kenwa Mabuni (Trường phái Shito); Taira Shinken (Trường phái Kobudo Hozon Shinkokai) và Chogi Kishaba (Trường phái Bujustsu Kenkyu Doyukai).

binh khí

Ngoài ra, sự phát triển hệ thống Kobudo ứng dụng và hiện đại hoá là do công sức; của hai võ sư Toshihiro Oshiro và Motokatsu Inoue. Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, các võ sư có những cống hiến vô giá; cho kho tàng võ thuật cổ điển Kobudo được lưu danh là: Shinko Matayoshi, Chatan Yara, Kanga Sakukawa, Seisho Aragaki, Yabiku Moden; Chotoku Kyan, Shigeru Nakamura, Motokatsu Inoue, Eisuke Akamine; Taira Shinken, Hidemi Tamayose, v.v… Đầu thế kỷ XX, một vài hệ phái Karate xem Kobudo là một phần trong giáo án tập luyện.

Karatedo và binh khí

Karatedo không đơn giản chỉ sử dụng tay không để đấm, đá và ngăn chặn. Ở đây môn võ này còn nghiên cứu về binh khí (vũ khí) và sự vật lộn. Vũ khí và chiến đấu tay không đi đôi với nhau. Làm thế nào bạn có thể học để tự bảo vệ chống lại vũ khí; trừ khi bạn đã quen thuộc với các vũ khí và biết sử dụng nó để làm gì. Như các bạn đã biết mục đích thực hành Karatedo là rèn luyện tinh thần và thể chất; để hành xử quang minh, chính trực, công bằng và nhân ái.

Karatedo không chủ trương bạo lực, nó như một phương pháp tu tập; để hoàn thiện nhân cách, chiến thắng bản thân. Trong Karatedo, tất cả các loại vũ khí chỉ là một phương tiện Vô ký tính; nó được sử dụng với mục đích tốt hay xấu là ở đạo đức người làm chủ phương tiện. Tuy vậy, nhữmg người thầy trong các trường phái Karatedo cổ truyền; khi truyền dạy binh khí cho học trò đều làm lễ truyền thiện tâm; vào cho vũ khí đó với tâm niệm hướng thiện cao nhất.

Người khởi nguồn cho việc sử dụng binh khí trong Karatedo

Shinko Matayoshi là người đã dày công nghiên cứu những loại binh khí về Kobudo; và sử dụng ở Okinawa rất thông thạo. Shinko Matayoshi cũng được biết với tên Kama Matayoshi, ông sinh năm 1888 tại Naha (Okinawa). Lúc còn trẻ, Shinko Matayoshi đã học Bo Jutsu (nghệ thuật dùng gậy lớn); Eku Jutsu (nghệ thuật dùng gậy nhỏ) và Kama Jutsu (nghệ thuật sử dụng liềm) với thầy Agena Chukubo tại làng Gushikawa. Shinko Matayoshi cũng đã học Tonfa Jutsu và Nunchaku Jutsu với thầy Irei ở làng Chatan. Sau đó, ông đã du lịch nhiều nơi với mục đích mở rộng kiến thức.

karatedo

Ở Nhật Bản, Shinko Matayoshi đã học cách cưỡi ngựa của Samurai tại Manchuria; và đã trải qua rất nhiều thời gian sống với các bộ lạc du mục, nơi ông đã tập Bo Jutsu; Shuriken Jutsu (nghệ thuật cưỡi ngựa) và Nagenawa Jutsu (nghệ thuật ném dây thòng lọng). Ở Thượng Hải, Shinko đã học thầy Kingai về Tinbei Jutsu (nghệ thuật sử dụng kiếm và khiên); Shuruchin Jutsu (một nghệ thuật sử dụng dây thòng lọng khác); Nunti Jutsu (nghệ thuật ném lao) và cách sử dụng các loại thảo dược và châm cứu. Ở tỉnh Phúc Kiến, Shinko đã tập võ Quyền Pháp và cuối cùng ông trở về Okinawa vào năm 1935.

Trở thành tượng đài của võ thuật Nhật Bản

Khi Nhật hoàng đến thăm Okinawa năm 1915, Shinko Matayoshi đã được vinh dự; tổ chức một cuộc biểu diễn về các nghệ thuật chiến đấu truyền thống của Okinawa. Ông thể hiện Kobudo qua nghệ thuật sử dụng Tonfa và Kama và Gichin Funakoshi đã biểu diễn Karate. Qua thực tế, giới nghiên cứu đã xác định Shinko Matayoshi là một bậc thầy lớn; trong nghệ thuật sử dụng binh khí Kobudo ở Okinawa vào thời đó. Shinko Matayoshi qua đời năm 1947 ở tuổi năm mươi chín. Con trai ông là Shinpo Matayoshi, bắt đầu học Karate lúc 8 tuổi; với thầy Chotoku Kyan tiếp tục truyền thống của gia đình.

Nguyên tắc khi sử dụng vũ khí

Ngày nay, trên thế giới điều có các trường phái hệ thống Kobudo. Chúng ta có thể ghi nhận truyền thống Matayoshi là truyền thống sử dụng nhiều loại vũ khí được đánh giá cao chứ không đơn điệu như một số trường phái. Nét tương phản đó đã góp phần gìn giữ toàn bộ hệ thống kiến thức căn bản của những loại vũ khí truyền thống nguyên thủy và những nét đặc trưng. Để làm chủ được một loại vũ khí, người tập nó phải mất rất nhiều năm khổ luyện mới thực hành có hiệu quả.

karatedo

Muốn sử dụng vũ khí tốt trước hết hằng ngày bạn phải gần gũi với nó, cảm được về hình dáng, trọng lượng và tính năng sát thương. Từ đó, bạn mới tạo được những đòn thế thần tốc, bất ngờ và những chiêu thức hiệu quả. Trường phái Suzucho Karatedo hiện nay đang tập luyện các loại vũ khí thông dụng về kỹ thuật và các bài quyền căn bản của nó.

Các loại binh khí Okinawa Kobudo:

  1.  Nunchaku (còn gọi là So Setsu Kon): Phát triển từ chiếc néo kẹp lúa đập lấy hạt, bao gồm hai đoạn gỗ hình bát giác mỗi đoạn dài khoảng 30cm. Nó nối nhau bằng một đoạn dây thừng hoặc xích dài 15cm. Nunchaku có thể tấn công tầm rộng và hẹp.
  2. Sai (còn gọi là Jutte, Nunte): Phát triển từ chĩa trồng cây, bằng sắt, có một lưỡi dài hình tròn hoặc bát giác nhưng mũi không nhọn và có hai ngạnh cong đối xứng hai bên còn gọi là Yoku.
  3. Tonfa (còn gọi là Tunfa, Tuifa): Phát triển từ tay quay (đòn xay) của cối xay bằng đá. Nó làm bằng gỗ sồi, trắc,… có thể cầm ở đoạn ngắn hoặc đoạn dài để chiến đấu.
  4. Bo (còn gọi là Kun, Rokushakubo): Trường côn bằng gỗ sồi, trắc, tre,… dài khoảng 1m82, rộng khoảng 3cm. Thông thường nặng trên 0,9kg.
  5. Kama: Phát triển từ liềm gặt, cán bằng gỗ, lưỡi bằng sắt, một cạnh sắc. Có loại được gắn thêm dây nối vào đuôi cán để tăng đòn đánh bất ngờ

karatedo

Phần 2

  1. Manriki Gusari (còn gọi là Xích vạn năng): Phát triển từ sợi dây gai dầu buộc hai hòn đá hai đầu. Ngày nay, người ta thay bằng xích và hai đầu kim loại nặng (hoặc mũi giáo). Sức công phá rất lớn, ưu thế của nó là tấn công tầm hẹp và rộng.
  2. Tambo (còn gọi là Tanbo): Là song đoản côn cân bằng nhau, làm bằng gỗ hoặc tre, dài từ hông tới mắt cá chân. Kỹ thuật tương tự Kiếm thuật.
  3. San Setsu Kon: Tương tự với Nunchaku nhưng với ba đoạn gỗ nối với nhau bằng dây hoặc xích. Tầm tấn công rộng và lực mạnh.
  4. Tekko (còn gọi là Chize Kun Bo, Tek Chu): Phát triển từ cái bàn đạp ngựa, cán bằng gỗ hoặc sắt, vòng bán nguyệt bằng kim loại đúc. Người tập tròng vào nắm tay để tăng hiệu quả công phá của đòn.
  5. Tinbe Rochin: Một bộ bao gồm thuẫn (Tinbe) bằng gỗ hoặc kim loại, kích thước khoảng 45cm x 38cm và mâu (giáo, kích) ngắn (Rochin), chiều dài khoảng cánh tay. Ít thông dụng.
  6. Eku (còn gọi là Eiku hay Ieku): Phát triển từ mái chèo làm bằng gỗ cứng, dài khoảng 1m60, nặng hơn Bo nên sức công phá rất lớn. Trọng lượng không cân đối.
  7. Kuwa: Phát triển từ cây cuốc, cán bằng gỗ, đầu chữ nhật bằng sắt (có thể dạng đinh ba), dài khoảng 1m50. Ít thông dụng.

Phần 3

  1. Nunti Bo: Trường thương với cán gỗ và đầu bằng sắt có hình dáng của Manji Sai với hai ngạnh trái chiều.
  2. Manji Sai: Có hai móc ngạnh trái chiều. Đây là Sai đương đại, được tất cả các võ sĩ sử dụng trong hệ thống Kobudo đào tạo đến ngày hôm nay. Sức công phá rất lớn, ưu thế của nó là tấn công tầm hẹp và rộng.
  3. Naginata: Là một vũ khí nặng hơn Bo và dài trên 2m. Sức công phá rất lớn, hiệu quả khi chống lại kiếm dài, nó là một trong những vũ khí duyên dáng của hệ thống chiến đấu cổ điển.
  4. Kusari Gama (Kama): Phát triển từ liềm gặt, nối liền phần đầu (hoặc chuôi) của liềm là sợi dây xích dài khoảng 4m với một thỏi sắt để niêm bắt hóa giải vũ khí, sau đó đâm hoặc cắt đối phương. Tầm tấn công rộng và hẹp.
  5. Sho Setsu Kon: Là côn cực nhỏ làm bằng kim loại (hoặc gỗ nặng) có đường kính 2cm, dài 15cm. Sức công phá của nó rất lớn nếu người tập sử dụng thành thạo đánh trúng yếu huyệt của đối phương.
  6. Shuriken (còn gọi là Phi tiêu): Nó bắt nguồn từ cách sử dụng những mũi dao nhọn bằng thép dài từ 7 đến 22cm. Qua nhiều giai đoạn phát triển, nghệ thuật ném phi tiêu (Shuriken Jutsu) đã thay đổi nhiều hình dáng và kích cỡ (Shaken).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thể thao điện tử Esport

game-kinh-di

10 game kinh dị hay nhất mọi thời đại cảnh báo yếu tim không nên chơi

Bạn có biết đâu là tựa game kinh dị hay nhất dành cho PC không? Không giống với phim ảnh, …

game-3d-co-vua

Tiết lộ top 8 game offline hay cho PC cấu hình thấp được yêu thích

Đối với những game thủ không có điều kiện, việc sở hữu dàn PC cấu hình khủng là điều vô …

Danh sách game bắn súng offline cực hay cho PC không nên bỏ lỡ

Game bắn súng (hay còn gọi là game FPS) có thể nói là thể loại game có số lượng người …

Top Game PC online cực đáng để trải nghiệm hiện nay

Sau những giờ làm việc căng thẳng ngoài giải trí bằng phim ảnh, hay nghe những bài nhạc thì chơi …