Theo tiếng Quan Thoại, từ “công phu (kung fu) thường có những nghĩa như: biệt tài, kỹ thuật đặc biệt của môn phái, hay một công việc đòi hỏi nhiều thời giờ và năng lực.
Theo tiếng Quảng Đông, danh từ “đả công phu” được dùng để chỉ sự luyện tập võ thuật. Vì người tỉnh Quảng Đông sống rất nhiều tại ngoại quốc, và là những người đầu tiên dạy võ Trung Hoa cho người Tây Phương, cho nên ở ngoài Trung Quốc, đặc biệt tại Mỹ, danh từ “công phu” nầy thường sử dụng để chỉ võ thuật Trung Hoa. Nhưng tại Trung Quốc, ta dùng danh từ Võ Thuật (Wushu), danh từ này đúng hơn vì bao gồm quyền thuật và binh khí.
Người Trung Hoa còn gọi võ thuật của họ bằng những danh từ như: Quốc thuật, Quyền thuật, Kỹ kích. Còn người Nhật thì dùng hai chữ Kempo (cách đọc theo tiếng Nhật của hai chữ quyền pháp) để chỉ môn võ từ Trung Quốc nhập vào nước họ. Nhưng phải nhắc là phần nhiều những môn võ Kempo hiện nay tại Nhật Bản không có liên hệ với những môn võ đang thịnh hành tại Trung Quốc. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những môn võ Kungfu nổi tiếng nhất của đất nước Vạn Lý Trường Thành nhé!
Mục lục
Thiếu Lâm Kung Fu
Được tập luyện tại chùa Thiếu Lâm trên núi Songshan, quận Dengfeng, tỉnh Henan; Thiếu Lâm Kung Fu có lẽ là môn võ nổi tiếng nhất trong danh sách này. Tích hợp Phật giáo vào kung fu Trung Quốc; qua nhiều năm đã tạo ra nhiều trường phái khác nhau.
Kung Fu nổi tiếng và được biết đến rộng rãi là thế nhưng vẫn chưa một ai; có thể chắc chắn Kung Fu được bắt đầu như thế nào. Có nhiều ý kiến đưa ra về vấn đề này, một số thì cho rằng Kung Fu; bắt nguồn từ một điệu nhảy, số khác thì cho rằng nó là kết quả của quá trình huấn luyện quân sự; cũng có thể nó bắt nguồn từ một nghi lễ tôn giáo. Đến thời điểm hiện tại, Kung Fu bắt nguồn từ đâu vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Chúng ta chỉ có thể kết luận một điều đây là một môn võ thần bí.
Thái Cực Quyền
Về nguồn gốc phát sinh Thái Cực Quyền, có nhiều thuyết khác nhau; mà cho đến nay chưa có thuyết nào đưa ra được kết luận xác thực. Căn cứ vào một số thuyết cũ, đều cho rằng người sáng chế ra môn này là Trương Tam Phong; người ta chưa xác quyết được là đã có một Trương Tam Phong thực hay không ? Quê quán ở đâu ? Có biết vũ thuật không ? Phát minh ra TCQ như thế nào ? Trong các loại thư tịch cổ (sách, bản văn, hành chính, v.v…) cũng không có sự ghi chép thống nhất; có loại thư tịch mà nội dung vẫn là thần thoại, không thể tin cậy.
Không chỉ là một môn võ mà còn là một hoạt động giải trí được thực hành; tại các địa điểm công cộng trên khắp thế giới, Thái Cực đã thu hút được sự chú ý của giới truyền thông nhờ nhấn mạnh; vào việc tìm kiếm sự cân bằng, sự tập trung, bình tĩnh trong tâm trí khi tập luyện.
Vịnh Xuân Quyền
Nguồn gốc ban đầu của môn Vĩnh Xuân – theo như nhiều người luyện Vịnh Xuân quyền – vẫn còn nằm trong màn sương khói. Tất nhiên là chỉ trừ đối với một số người chịu khó đọc tài liệu lịch sử tiếng Anh, tiếng Hán; giao lưu với nhiều dòng Vĩnh Xuân khác nhau trên thế giới và nói được tiếng Quảng Đông.
Tiền thân của Jeet Kune Do, Vịnh Xuân là một trong những môn Kung Fu nổi tiếng. Nhờ vào cách tiếp cận đơn giản, nhanh, những bước di chuyển trực tiếp làm; cho nó trở thành một môn võ có thể gây chết người và nguy hiểm.
Bát Quái Chưởng
Trái ngược với sự tàn bạo của Vịnh Xuân Quyền; Bát Quái Chưởng là một môn võ nhẹ nhàng hơn. Các học viên Bát Quái Chường thường rất từ tốn, sự bình an; nội tại của họ thể hiện qua những chuyển động êm ả.
Hình Ý Quyền
Cùng với Thái Cực và Bát Quái Chưởng; Hình Ý Quyền là một trong những môn võ cổ xưa nhất. Nó thường không thể đoán trước được bởi những chuyển động uyển chuyển và sức mạnh bùng nổ.
Thái Lý Phật
Thái Lý Phật được thành lập ở tỉnh Quảng Đông vào những năm 1830; và bao gồm nhiều khía cạnh, kỹ thuật của nhiều môn võ để tạo thành sự hợp nhất.
Bát Cực Quyền
Bát cực quyền bắt đầu từ ai, theo ghi chép thì có hai thuyết: một thuyết nói do đạo sĩ họ Lại dạy nghề cho Ngô Chung người thôn Hậu Trang Khoa, huyện Khánh Vân, tỉnh Hà Bắc, còn thuyết kia báo Trương Nhạc Sơn người Hà Nam truyền cho Ngô Chung. Ngô Chung truyền nghệ cho con gái là Ngô Vinh. Về sau nhà họ Ngô di cư đến trấn Mạnh thôn; huyện Thương tỉnh Hà Bắc, do đó Mạnh Thôn dần trở nên nơi truyền bá Bát cực quyền.
Tập trung chủ yếu vào các kỹ thuật ở cự ly gần, Bát Cực Quyền có liên quan mật thiết với quân đội Trung Quốc. Nó phổ biến trong số lực lượng bảo vệ an ninh của nhiều chính trị gia.
Đường Lang Quyền
Đây là môn quyền thuật bắt chước hình thái động tác của bọ ngựa đang giơ hai càng và chân trước ra phía nên phái võ này có tên là phái võ con bọ ngựa cầu nguyện.
Nam Quyền
Nam Quyền là một sự pha trộn của Thiếu Lâm Kung Fu, Hồng Gia Quyền và Thái Lý Phật. Nó tập trung vào các đòn thế ngắn và kỹ thuật cơ bản nhưng hiệu quả.
Trường Quyền
Một sự kết hợp của nhiều phong cách võ thuật, Trường Quyền; đã trở nên phổ biến ở các cuộc thi võ thuật vì cách tiếp cận tương đối hiện đại của nó với Kung Fu.
Nguồn: Vothuat.vn